Bạn có một giọng hát nhỏ, nhiều lúc hát được một bài thì giọng hát bị khản và đau rát cổ. Bạn muốn được cải thiện giọng hát để có thể tự tin hát giao lưu với bạn bè. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn bài tập luyện thanh giúp nâng cao giọng hát, phần nào hỗ trợ cải thiện hơn chất giọng của bạn.
Quy tụ 8 bài tập luyện thanh cải thiện giọng hát cho bạn
1. Kiểm soát hơi thở bằng cách lấy hơi cả mũi và miệng: Hãy sử dụng cơ bụng để lấy hơi, tập lấy hơi từ chậm đến nhanh dần để tạo thói quen lấy hơi bằng bụng trong khi hát. Lấy hơi và nhả hơi là phần quan trọng nhất của tập luyện giọng, giống như cái máy của chiếc xe vậy, máy không trơn tru thì xe không thể đi được. Tập luyện bài tập kéo dài hơi (hít sâu và xì qua khe răng sao cho hơi đều và dài ra). Tập đẩy hơi liên tục từ chậm đến nhanh dần. Mở khẩu hình theo chiều dọc nhấc môi trên lên trong khi hát.
Các bài luyện thanh cho giọng hát hay
2. Độ mạnh yếu khi hát: Tùy từng câu từng chữ mà độ mạnh yếu khác nhau (đôi khi trong bản nhạc cũng có ghi), nên nhấn và nhả thanh đúng thì hát mới không bị hụt hơi mà vẫn có chiều sâu!
3. Giữ nhịp và tông: Luyện 5 nguyên âm trong thanh nhạc (A, I, Ê, Ô, U) các bạn chỉ cần độc 5 âm này từ thấp đến cao dần, sau đó đọc từ cao đến thấp dần. Đọc gam Đô trưởng (Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si, Do). Đọc gam La thứ (La, Si, Do, Re, Mi, Fa, Sol, La)
4. Kết hợp lưỡi và nhịp thở: Đặt lưỡi phía sau răng trên. Thở ra kết hợp đẩy lưỡi tạo âm thanh "r". Giữ âm thanh ổn định và hơi thở được nhịp nhàng. Bây giờ cố gắng thay đổi độ cao lên và xuống trong khẩu hình phát âm. Hãy nhớ rằng không vượt quá khẩu hình miệng để tạo sự thoải mái khi luyện âm.
5. Cung cấp độ căng tối đa lên nếp gấp của giọng hát: Bắt đầu với âm độ thấp và nhẹ nhàng. Mở rộng khẩu hình hơn, phát âm to hơn. Sau đó, đảo ngược và hạ giọng từ từ với âm "e". Bạn cũng có thể thử điều này bằng âm thanh "oo".
6. Cộng hưởng âm: Cải thiện sự tập trung cộng hưởng của âm thanh và tiếp tục làm việc với độ căng tối đa lên nếp gấp giọng hát. Vị trí đặt miệng dễ dàng bằng cách giả vờ bạn đang bú. Khi hít thở làm phát tiếng "woo". Giữ âm thanh ổn định. Bây giờ đưa âm thanh “woo” lên và xuống.
7. Rung động răng, môi: Làm nổi bật các rung động trước mặt ở môi, răng và xương mặt. Bắt đầu với đôi môi, nhẹ nhàng đóng kín hàm. Hít một hơi và thở ra khi nói "hum". Bắt đầu bằng âm thanh ở mũi và nhẹ nhàng lướt từ cao xuống thấp như thể bạn đang thở dài. Giữ nhịp nhẹ nhàng và tập trung âm thanh trên môi là cách tuyệt vời để làm dịu giọng nói. Môi và mũi sẽ có sự rung nhẹ.
8. Ăn uống và tập luyện điều độ: Bạn biết đấy, khi say bạn sẽ hát máu lửa hơn là vì những chất men và gas trong rượu hay nước ngọt làm thông thanh quản "tạm thời" (giống như việc hét to để làm thông thanh quản tạm thời). Vâng, cách này giúp hát sung hơn nhưng sau đó là... tắt tiếng khi qua ngày hôm sau vì bạn đã làm giọng nói hoạt động quá sức! Nên ăn và uống những chất làm giãn và thông thoáng thanh quản như bạc hà, nước giá (cái này cực tốt), nước đậu xanh,... và một gợi ý là nên luyện hát vào lúc 7-9h tối thì sẽ có hiệu quả nhất!
Tiêu Khiết Thanh – người bạn đồng hành cùng các bài luyện thanh
Các bài tập trên rất hữu ích cho giọng hát của bạn, tuy nhiên không lạm dụng luyện quá mức vì như thế vô tình gây phản tác dụng. Tránh gào thét, la hét và không nên nói to thường xuyên. Nếu họng đang khô hay bạn bị khản tiếng, bạn nên ngừng nói. Giọng khản là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm thanh quản. Để có một giọng hát hay, yếu tố cần là năng khiếu và luyện tập, yếu tố đủ là thanh quản tốt, cổ họng khỏe. Muốn đạt được điều đó thì giải pháp tốt nhất cho bạn đó là sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên. Tại Việt Nam, tiêu biểu cho dòng sản phẩm thiên nhiên giúp bảo vệ thanh quản là Tiêu Khiết Thanh.
Với thành phần chính là rẻ quạt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm; kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng nên có tác dụng giảm triệu chứng sốt, đau họng và đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng, tìm lại sự trong sáng của giọng nói. Theo GS.TS Trần Quốc Bình - Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đánh giá: Tiêu Khiết Thanh giúp long đờm, giảm viêm họng, giảm sốt và khản tiếng, ngăn ngừa viêm thanh quản tiến triển nặng hơn, giảm thiểu nguy cơ phải phẫu thuật,...
Có mặt trên thị trường gần 10 năm, Tiêu Khiết Thanh nhận được nhiều đánh giá tích cực của các chuyên gia đầu ngành, người bệnh và cả giới truyền thông. Hãy xem họ nói gì:
GS.TS Nguyễn Hoàng Sơn - Nguyên chủ tịch hội Tai – Mũi – Họng Hà Nội và các tỉnh phía bắc phân tích ưu điểm của Tiêu Khiết Thanh trong điều trị viêm thanh quản:
Cô giáo Nguyễn Ngọc Nga – quận Tân Phú, HCM, từng 8 năm bị viêm thanh quản mạn kéo dài, hiện nay cô đã lấy lại được giọng nói trong trẻo hoàn toàn chỉ nhờ biết đến thảo dược Tiêu Khiết Thanh. Bạn đọc hãy dành vài phút lắng nghe chia sẻ của cô:
Dưới đây là những phản hồi tích cực từ bệnh nhân khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh:
Tiêu Khiết Thanh vinh dự nhận được nhiều giải thưởng giá trị:
- Giải sản phẩm uy tín chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng do hội khoa học công nghệ và lương thực thực phẩm chức năng trao tặng.
- Top 100 sản phẩm - dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em do người tiêu dùng và độc giả của báo Lao động và xã hội bình chọn.
- Thương hiệu gia đình tin dùng do Bộ lao động, thương binh và xã hội bình chọn.
Muốn có giọng hát hay như ca sĩ, hãy luyện tập theo hướng dẫn bên trên và sử dụng Tiêu Khiết Thanh để thanh quản, cổ họng luôn được bảo vệ, nâng đỡ. Nếu bạn có ý kiến đóng góp hoặc phản hồi, có thể liên hệ tới số điện thoại 1800.61043 (miễn cước cuộc gọi)/ kết bạn Zalo/Viber: 0902207582 để được hỗ trợ.
Khánh Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét