Đau họng, viêm họng, viêm
amidan có thể do nhiều nguyên nhân như: nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, các chất
kích thích như thuốc lá, ô nhiễm, các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày, thực
quản, bệnh tuyến giáp, bệnh xoang...
Khi bị đau họng, bệnh nhân
thường kèm theo nhiều triệu chứng khác như: đau đầu, đau dạ dày, mệt mỏi...
Thay vì đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng ngay, bạn có thể áp dụng các biện
pháp tự nhiên dưới đây để giảm bớt sự đau đớn.
1.
Chanh giúp
đánh bay đau họng
Chanh tươi được đánh giá
cao về khả năng sát khuẩn của nó. Bạn có thể sử dụng chanh tươi để giúp giảm đau
họng và tiêu đờm hiệu quả:
- Cắt một nửa quả chanh và
rắc chút muối + hạt tiêu lên trên bề mặt và từ từ nhấm nháp. Tác dụng sát khuẩn
hiệp đồng của chanh + muối + hạt tiêu sẽ giúp làm sạch cổ họng của bạn đồng thời
giảm đau họng ngay tức thì.
- Bạn có thể súc miệng bằng
nước chanh tươi pha loãng với một chút nước ấm.
- Hoặc một cách nữa là bạn
pha hỗn hợp nước chanh - mật ong nóng. Bạn trộn nước ép của nửa quả chanh với một
thìa mật ong vào một cốc nước ấm. Sau đó uống từ từ để hỗn hợp đi qua cổ họng
thật chậm.
2. Quế giúp giảm đau họng
Quế là một trong những
tuyệt chiêu giúp giảm đau họng hiệu quả, đặc biệt là với đau họng do cảm lạnh
thông thường.
- Bạn hãy thêm 1 muỗng cà
phê bột quế và bột hạt tiêu đen vào một ly nước ấm. Sau đó lọc dung dịch và súc
miệng với dung dịch đã được lọc ngày 2- 3 lần sẽ giúp làm sạch cổ họng, giảm đau
họng hiệu quả.
Quế giúp giảm đau họng
- Hoặc bạn có thể lấy 1
muỗng cà phê mật ong nguyên chất trộng với một vài giọt tinh dầu quế. Ăn hỗn hợp
này ngày 2 lần để giảm đau họng hiệu quả.
3. Nước muối - vị cứu tinh của những ai bị đau họng
Một cách đơn giản dễ làm
nhất để giảm đau họng mà không phải ai cũng biết đó chính là súc họng bằng nước
muối sinh lý. Muối hoạt động như một chất khử trùng và giúp hút nước ra khỏi màng
nhầy ở cổ họng. Tác dụng này giúp bạn giảm đờm và giảm viêm họng ngay lập tức:
- Bạn hãy trộn nửa thìa cà
phê muối vào một cốc nước ấm. Có thể thêm chút mật ong nếu không thích vị mặn.
4. Tỏi
Tỏi có tính sát khuẩn và
khử trùng không chỉ giảm đau họng và còn phòng ngừa viêm họng hiệu quả. Bạn có
thể áp dụng bằng cách mỗi ngày ăn sống một tép tỏi, trong tỏi có chứa hoạt chất
giúp tiêu diệt các vi khuẩn có thể gây đau họng.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng
dầu tỏi, thêm một vài giọt dầu tỏi vào nước và súc họng mỗi ngày 1 lần.
5. Dấm táo
Dấm táo là một dung dịch
cực kỳ hữu ích giúp giảm đau họng, viêm họng nhờ tác dụng sát khuẩn của nó:
Bạn hãy thêm 1 muỗng canh
dấm táo và một muỗng canh cà phê nước cốt canh + mật ong vào cốc nước ấm, sau đó
uống từ từ. Mỗi ngày uống 2, 3 lần giúp giảm viêm họng, đau họng hiệu quả.
Hoặc bạn cũng có thể trộn
một muỗng cà phê muối và một muỗng canh dấm táo trong một cốc nước ấm, súc miệng
nhiều lần trong ngày.
Sau đó súc miệng bằng
dung dịch này và nhổ ra ngoài ngay sau khi súc miệng. Lưu ý nên thực hiện mỗi
ngày 4 lần để có kết quả tốt nhất.
6. Rẻ quạt:
Rẻ quạt được đánh giá là
vị dược liệu quý bởi tác dụng vượt trội trong điều trị viêm họng, đau họng nói
riêng và các bệnh lý viêm đường hô hấp trên nói chung.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng rẻ quạt có tác dụng chống viêm, chống virus, giảm sưng, tiêu viêm hiệu
quả. Dựa theo bài thuốc Y học cổ truyền từ xa xưa, các nhà khoa học đã kết hợp rẻ quạt với bán biên liên,
bồ công anh, sói rừng tạo nên công thức sản phẩm Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ
điều trị đau họng, tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng, làm
trong sáng giọng nói.
Tiêu Khiết Thanh - Hỗ trợ điều trị viêm đau họng
Dưới đây là khẳng định của GS.TS Trần
Hữu Tuân về tác dụng của Tiêu Khiết Thanh đối với các bệnh viêm đường hô hấp
trên.
Minh Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét