Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Dinh dưỡng cho người mắc viêm họng như thế nào?

Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi là nguyên nhân khiến cho số người mắc bệnh viêm họng ngày càng tăng cao. Hầu hết mọi người đều nghĩ bệnh viêm họng phải uống thuốc mới có thể chữa khỏi được và ít ai nghĩ rằng chế độ ăn uống cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị  bệnh viêm họng.
Trên thực tế, các bác sĩ đã chỉ ra rằng có một loại thực phẩm giúp làm dịu các triệu chứng viêm và đau họng nhưng bên cạnh đó lại có những thực phẩm cần tránh vì chúng có thể làm trầm trọng thêm. Hãy cùng chúng tôi điểm tên các loại nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
 

Bệnh viêm họng nên ăn gì?

-   Khi bị viêm họng hãy uống nước. Nước và các chất lỏng như một chất “bôi trơn” cổ họng, giúp làm dịu cổ họng và giảm đau khi bạn nhai, nuốt thức ăn.
-   Nên ăn các loại thức ăn mềm hay đồ ăn chế biến dưới dạng lỏng như soup, cháo,…để tránh các kích thích mạnh tới niêm mạc. Một trong những món ăn ngon, bổ dưỡng mà lại không gây tổn hại cho niêm mạc họng của bạn là soup gà. Đây là món ăn mà được các chuyên gia đánh giá là có tác dụng rất tốt trong việc giảm tế bào gây viêm.
Viêm họng nên ăn gì?
-   Một trong những nguyên liệu không thể không kể đến là mật ong. Mật ong được dân gian ta sử dụng từ lâu đời để chữa viêm họng, khàn tiếng; bởi mật ong có tính sát khuẩn, làm dịu niêm mạc họng, giúp giảm kích ứng và giảm ho. Để tăng tác dụng giảm ho, viêm họng của mật ong, có thể đem hòa với nước ấm hoặc chưng cách thủy kèm quất (tắc), lá húng chanh hoặc hoa hồng bạch để ngậm hàng ngày.
-   Gừng ngoài việc dùng làm gia vị, chữa đau bụng, hạ huyết áp,…còn được dùng làm thuốc chữa cảm cúm và viêm họng, đặc biệt hiệu quả với viêm họng do nhiễm lạnh.

Khi bị  bệnh viêm họng cần tránh ăn gì?

-   Cần tránh các loại thức ăn cứng, khô, giòn, vụn như bánh quy, ngũ cốc; các loại thức ăn chiên, rán, xào; không ăn các loại thức ăn quá nhiều gia vị như cay hoặc mặn,…bởi chúng gây kích ứng cổ họng và làm tăng khả năng viêm nhiễm.
-    Hạn chế ăn các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, quýt,…vì có thể tăng vết loét, tăng nhiễm trùng,…
-   Không ăn các đồ ăn nhiều chất đường và uống nước ngọt vì chúng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm nặng thêm tình trạng viêm họng. 
-   Không ăn các loại thực phẩm gây dị ứng cổ họng như đỗ lạc, đậu phộng, thức ăn cay, nóng,…
-   Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê để tránh gây kích ứng cho cổ họng.
Bên cạnh những chú ý trong việc dùng thực phẩm, người bị viêm họng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước súc miệng hàng ngày, tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Hiện nay nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng các sản phẩm có thành phần thảo dược, an toàn, không tác dụng phụ để trị viêm họng, phòng ngừa tái phát.
Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh có thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với bán biên liên, sói rừng, bồ công anh. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị dược liệu tạo nên công thức bài thuốc Tiêu Khiết Thanh có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, giảm sưng, tiêu viêm hiệu quả, đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan).
 Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên cũng như độ an toàn khi sử dụng lâu dài. Dưới đây là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch hội tai mũi họng Hà Nội và các tỉnh phía bắc về tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:

*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy cơ địa người bệnh.
Tiêu Khiết Thanh đã vinh dự nhận giải thưởng “Tin và Dùng” của Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
 Thu Trang 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét