Giao tiếp -
điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt là với những
người mà đặc thù công việc của họ phải sử dụng giọng nói nhiều như: giáo viên,
phát thanh viên, MC, ca sỹ... thì bất kỳ rối loạn về phát âm nào cũng gây ảnh
hưởng tới cuộc sống và công việc. Vì vậy, cần làm gì để phòng ngừa khản tiếng?
Hãy bỏ túi 3 bí kíp dưới đây, khản tiếng sẽ tránh xa bạn ngay lập tức!
Giọng nói của mỗi người
phụ thuộc vào chức năng của thanh quản, đường dẫn khí ở phần trên - giữa của
cổ. Do đó, khi dây thanh bị kích thích hay tổn thương sẽ làm ảnh hưởng đến chất
lượng giọng nói, gây khản tiếng, mất tiếng.
Đặc biệt với những người
có nghề nghiệp bắt buộc phải sử dụng giọng nói nhiều, hoặc những đợt tham gia
vui chơi, hò hét nhiều, thì tình trạng khản tiếng là điều khó tránh khỏi. Tuy
nhiên, nhiều người lại chủ quan, không điều trị đúng phương pháp, triệt để dẫn
tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp này, phòng ngừa khản tiếng vẫn
là biện pháp được đánh giá cao hơn cả.
Vậy hãy nắm vũng 3 bí kíp
phòng ngừa khản tiếng dưới đây để luôn có giọng nói trong trẻo.
1. Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa khản tiếng
- Thức ăn mềm: Các thực
phẩm dạng lỏng và mềm có tác dụng hạn chế các kích thích niêm mạc họng, phòng ngừa
khản tiếng hiệu quả. Đặc biệt là các loại soup, cháo có tác dụng tốt với cả
những người đang bị khản tiếng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trong soup
gà đã loại bỏ phần da có chứa các chất có tác dụng làm giảm tế bào gây viêm.
- Uống nhiều nước: Với
những người nói nhiều thường hay gặp tình trạng khô họng, rát họng từ đó dẫn
đến khản tiếng, viêm họng. Nước và các dung dịch lỏng có tác dụng làm mềm, ẩm
ướt và bôi trơn cổ họng, từ đó giúp phòng ngừa khản tiếng và hỗ trợ làm giảm
tình trạng khô họng, đau họng ở những người phải nói nhiều.
Uống nhiều nước phòng ngừa khản tiếng
- Mật ong: nói đến mật
ong trước tiên phải kể đến tác dụng kháng viêm, làm dịu các tế bào, mô bị kích
thích, phòng ngừa khản tiếng, ho. Để phòng ngừa khản tiếng và các bệnh viêm
đường hô hấp trên, bạn cần ngậm một thìa cà phê mật ong ở cổ họng trong từ 3- 5
phút, hoặc hòa mật ong với chút nước ấm và uống.
- Tránh các thực phẩm dễ
gây tổn thương họng, dễ gây khản tiếng như: thực phẩm cứng, giòn; đồ ăn chiên
xào; thực phẩm cay nóng; đồ uống có cồn và cafein...
2. Chế độ sinh hoạt phòng ngừa khản tiếng
- Nếu có dấu hiệu hơi đau
rát họng thì bạn cần nghỉ ngơi, giảm cường độ âm thanh và hạn chế nói nhiều.
- Khi thời tiết lạnh thì
cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi, họng vì viêm đường hô hấp trên là
nguyên nhân chính gây ra khản tiếng.
- Tránh tiếp xúc với các
tác nhân gây kích thích như: khói bụi, hóa chất...
3. Thảo dược phòng ngừa điều trị khản tiếng
Trong nền y học hiện đại,
nhiều bác sĩ đánh giá cao khả năng điều trị cũng như phòng ngừa bệnh, tính an
toàn của các vị thuốc đông y. Và trong các bệnh lý đường hô hấp trên cũng vậy,
nhiều vị dược liệu đã được nghiên cứu đánh giá tác dụng cho hiệu quả rất khả
quan. Một trong số đó phải kể đến vị thuốc rẻ quạt - vị thuốc đã được chiết
xuất các thành phần và có nghiên cứu tác dụng diệt vi khuẩn, nấm; giúp điều trị
viêm họng, đau họng, viêm amidan, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng và đặc
biệt là phòng ngừa khản tiếng ở những người có đặc thù công việc phải nói
nhiều.
Dựa theo bài thuốc Y học
cổ truyền từ xa xưa, các nhà khoa học đã
kết hợp rẻ quạt với các vị dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh,
sói rừng tạo nên công thức độc đáo có trong sản phẩm Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ
trợ điều trị đau họng, tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, viêm họng,
làm trong sáng giọng nói.
Dưới đây là khẳng định của GS.TS Trần Hữu Tuân về tác dụng của Tiêu
Khiết Thanh đối với các bệnh viêm đường hô hấp trên.
Video
Ghi nhận những hiệu quả mà
sản phẩm Tiêu Khiết Thanh đã mang đến cho người bệnh, mới đây năm 2016, Tiêu
Khiết Thanh đã vinh dự được đứng trong Top 100 sản phẩm – dịch vụ tốt
nhất cho gia đình và trẻ em.
Thu Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét