Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Món ăn nào giúp cải thiện tình trạng khản tiếng?

Theo y học cổ truyền, tình trạng khản tiếng được gọi là “thanh á” hay “thất âm”  và được gọi chung với tên là “hầu âm”. Triệu chứng khản tiếng, mất tiếng diễn ra đột ngột thì được gọi là “bạo âm”, nếu tình trạng này kéo dài thì được gọi là “cửu âm”. Những rối loạn về phát âm như khản tiếng, mất tiếng đã được y học cổ truyền đề cập tới hàng nghìn năm nay. Vậy có những loại thực phẩm nào để giảm khản tiếng và duy trì một giọng nói trong trẻo đã được truyền lại cho con cháu đến ngày hôm nay?
Theo Y học hiện đại thì tình trạng khản tiếng, mất tiếng thường liên quan tới tổn thương dây thanh âm. Đây là một căn bệnh đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại do môi trường ngày càng ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, đồng thời việc lạm dụng các thuốc tây trong điều trị bệnh gây giảm sức đề kháng của cơ thể… Đặc biệt là ở những người có đặc thù công việc phải sử dụng giọng nói nhiều, nói to như: giáo viên, ca sĩ, cổ động viên, nhân viên kinh doanh...
Khi có khản tiếng, quan trọng nhất là cần hạn chế nói nhiều, nói to để giảm tác động có hại lên dây thanh âm, dây thanh cần thời gian phục hồi ít nhất là 2 tuần. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp với một số món ăn dễ chế biến mà giúp giảm khản tiếng hiệu quả.

Một số món ăn giúp giảm khản tiếng

Cháo mía
Cháo mía là một món ăn giúp giảm khản tiếng
Ép nước mía đỏ (khoảng 300g) nấu với 200g gạo nếp, ninh mềm, có thể cho thêm thìa gừng rồi ăn ngày 2 – 3 lần. Bạn sẽ nhận thấy những hiệu quả bất ngờ với chứng khản tiếng từ món cháo mía dễ làm này đấy.

Cháo củ cải

Củ cải trắng, gạo và đường phèn với tỷ lệ 150g: 100g : 20g với một ít gừng, củ cải nạo sợi, gừng giã nhỏ. Cho gạo được vo sạch vào nấu đến khi nhuyễn thì cho tiếp củ cải, gừng, đường phèn vào quấy đều, đợi cháo sôi là ăn được. Nên ăn ngày 2 – 3 lần và ăn trong 2 – 3 ngày sẽ giúp khắc phục chứng khản tiếng nhanh chóng.

Cháo mật ong, hạt mơ

Sử dụng nhân hạt mơ khoảng 3 hạt, gạo nếp vừa đủ khoảng 2 bát, mật ong. Sau đó, nhân hạt mơ sao vàng, tán thành bột. Nấu gạo nếp đến khi nhuyễn thì cho mật ong, nhân hạt mơ đã tán nhỏ vào quấy đều, đợi một lúc là ăn được. Ăn ngày 2 lần và ăn khoảng 3 ngày.

Cháo đậu xanh, lá dâu non

Chuẩn bị 15g lá dâu non, 50g đậu xanh, 10g lá tía tô, muối vừa đủ. Đem lá dâu non, lá tía tô rửa sạch rồi thái nhỏ. Đậu xanh để nguyên vỏ nấu đến khi nhừ rồi cho tía tô và lá dâu non, một chút muối quấy đều để cháo sôi lại. Ngày ăn 1 lần, nên ăn khi còn nóng, và ăn trong khoảng 3 ngày là sẽ thấy hiệu quả ngay.

Sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ điều trị khản tiếng

Bên cạnh việc áp dụng một số món ăn giúp cải thiện tình trạng khản tiếng, để thuận tiện hơn trong sử dụng, không cần phải chế biến hay đun sắc, hiện nay có một xu hướng đang được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân áp dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản… Đó là kết hợp thuốc điều trị với các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên mà không có tác dụng phụ khi dùng lâu dài như Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm giúp lấy lại giọng nói trong trẻo của mình. Sản phẩm này đã được bào chế thành dạng viên nén rất tiện sử dụng.
Bên cạnh nhiều bệnh nhân sử dụng tốt sản phẩm, Tiêu Khiết Thanh còn được nhiều bác sĩ tin tưởng sử dụng và khẳng định tác dụng của sản phẩm. Dưới đây là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch hội tai mũi họng Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc về tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:

Mới đây năm 2016, Tiêu Khiết Thanh vinh dự được đứng trong "Top 100 sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em "
Bạn đọc có thể đọc những thông tin chia sẻ của bệnh nhân điều trị thành công khản tiếng TẠI ĐÂY
Thu Minh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét