Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận
lợi cho các triệu chứng bệnh lý đường hô hấp như: đau rát họng, ho đờm, khản
tiếng, mất tiếng… xuất hiện. Tuy không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng
nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời rất dễ gây nhiều biến chứng nguy
hiểm như: viêm thanh quản mạn, xơ dây thanh, u nang dây thanh…
Giảm khản tiếng do thay đổi thời tiết
Theo GS.TS Ngô Ngọc Liễn – Nguyên
chủ tịch Hội Tai Mũi họng Hà Nội, triệu chứng khản tiếng lâu ngày rất khó điều
trị và dễ bị tái phát mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Những đối tượng hay gặp
khản tiếng gồm có: những người có dây thanh nhạy cảm, hay nói nhiều, nói liên
tục, viêm họng tái đi tái lại nhiều lần… Bên cạnh đó, những đối tượng có công
việc trong môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hai… cũng dễ khiến thanh quản bị
viêm và từ đó gây khản tiếng.
Theo BS Thanh
Vân – BS Chợ Rẫy TP HCM, cách giảm khản tiếng hiệu quả như sau:
-
Áp dụng các bài thuốc dân gian: Nước trà, nước
cốt chanh – muối, hay nước chanh- dầu ô liu- mật ong… ngậm trong cổ họng ngày 2
lần giúp trị khản tiếng tạm thời do nguyên nhân thay đổi thời tiết hay viêmhọng rất tốt.
-
Điều chỉnh sinh hoạt: Vệ sinh răng miệng hằng
ngày, súc họng bằng nước muối ấm (nước ấm pha mật ong, pha muối, pha nước trà…)
để giảm nhiễm khuẩn ở họng.
Giữ ấm cổ họng khi thời tiết trở lạnh
phòng ngừa khản tiếng
-
Giữ ấm cổ, mũi khi thời tiết trở lạnh. Đồng
thời bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, trước khi đi ngủ nên ngậm chút mật ong
giúp làm ấm và ẩm cổ họng, giảm kích ứng họng và trị khản tiếng rất tốt.
-
Hạn chế các đồ uống chứa chất kích thích như
cồn, café, thực phẩm lạnh làm tăng độ nhạy cảm của dây thanh và làm tình trạng
khản tiếng trầm trọng hơn.
-
Theo y học cổ truyền, khản tiếng thường do
nguyên nhân viêm nhiễm hệ hô hấp trên, do đó có thể giảm khản tiếng bằng cách:
Lấy nửa kg giá đỗ xanh đen giã nát và thêm chút nước sôi vào khuấy đều. Ngày
ngậm 3- 4 lần, mỗi lần 10- 20ml nước trên giúp giảm khản tiếng rất hiệu quả.
Giảm chứng ho đờm do thay đổi thời tiết
Theo các
chuyên gia, đờm là triệu chứng xuất hiện sau khi có viêm đường hô hấp trên:
viêm xoang, viêm họng, viêm amidan… khiến người bệnh khó chịu do đờm nhầy gây
vướng và ngứa ngáy, dễ nôn.
-
Khi bị ho có đờm, về ăn uống cần bổ sung nhiều
nước để làm loãng đờm, dễ thở và thải độc tố ra ngoài theo đường tiểu, mồ hôi,
hơi thở.
-
Tránh xa các đồ uống có chứa chất kích thích
như cà phê, cồn.
-
Nên bổ sung các thực phẩm mềm, lỏng như súp,
sữa, cháo và vitamin như cam, chanh, khoáng chất như sắt, kẽm….
-
Giảm thực phẩm chứa nhiều đường như đồ ngọt,
thực phẩm chiên rán sẽ làm tình trạng ho đờm ngày càng nặng do kích thích tiết
đờm.
-
Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng sẽ giảm vi
khuẩn, virus trú ngụ trong nhà.
Các bệnh viêm
đường hô hấp trên rất dễ tái phát và khó điều trị triệt để, do đó hiện nay
nhiều bác sĩ và bệnh nhân tập trung theo hướng tăng cường chức năng hệ hô hấp
để phòng ngừa bệnh. Trong y học cổ truyền, rẻ quạt là một vị thuốc được sử dụng
rất nhiều trong các bài thuốc phòng ngừa và trị viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt
là viêm đường hô hấp trên như viêm họng viêm amidan, viêm thanh quản, tác dụng
long đờm, giảm ho... và hiện nay đã được đưa vào bào chế thành các sản phẩm tiện
sử dụng.
Đi đầu cho dòng
sản phẩm tăng cường chức năng hệ hô hấp này là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh với thành
phần chính là cây rẻ quạt kết hợp với nhiều dược liệu khác như: bán biên liên, sói rừng… tạo nên công thức ưu
việt có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên,
khản tiếng, mất tiếng hiệu quả.
Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy cơ địa người bệnh.
Dưới
đây là chia sẻ của GS. TS Trần Hữu Tuân về tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:
Mới
đây năm 2016, Tiêu Khiết Thanh vinh dự được đứng trong "Top 100
sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em "
Thu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét