Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt lúc thời
tiết vào đông thì các bệnh lý đường hô hấp xuất hiện nhiều, gây ra nhiều triệu
chứng như đau rát họng, khản tiếng, mất tiếng... Khi bị khản tiếng, không chỉ gây
khó chịu cho người bệnh mà còn giảm hiệu quả giao tiếp trong cuộc sống. Dưới đây
là 4 mẹo chữa khản tiếng hiệu quả nhất mà bạn nên biết.
Chanh tươi chữa khản tiếng, mất tiếng hiệu quả
Chanh là loại quả được sử dụng nhiều
trong các món ăn, đồ uống giải khát... và cũng là một vị thuốc có nhiều tác dụng
tuyệt vời. Chanh chứa nhiều vitamin C, kali, tinh dầu giúp sát khuẩn, giảm ho,
long đờm hiệu quả.
Chanh tươi chữa khản tiếng, mất tiếng
hiệu quả
Cách làm: Chọn
một quả chanh tươi, cắt thành từng lát mỏng, sau đó rắc chút muối hạt lên bề mặt
lát chanh và ngậm ngày 3 lần. Sau khoảng 2- 3 ngày tình trạng khản tiếng sẽ giảm.
Quất và mật ong giảm khản tiếng
Quất và mật
ong tạo nên công thức có tác dụng tiêu đờm, giải nhiệt, giữ ấm cơ thể, giảm khản
tiếng và các bệnh viêm đường hô hấp khác: viêm họng, viêm amidan...
Cách làm: Rửa
sạch quất và cắt thành từng lát mỏng, sau đó trộn với mật ong. Ngậm 3 lâm/ ngày
hỗn hợp này sẽ giảm khản tiếng rõ rệt.
Tỏi sống
Tỏi chứa nhiều chất allicin có tác dụng
diệt virus, vi khuẩn, long đờm. Khi có khản tiếng, bạn nên ăn 2- 3 tép tỏi sống
mỗi ngày hoặc có thể ăn thêm vào mỗi bữa ăn.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị khản tiếng từ rẻ quạt
Một trong những
nguyên nhân gây ra tình trạng khản tiếng là do viêm đường hô hấp trên như: viêm
họng, viêm amidan, viêm thanh quản... do đó việc tìm ra các vị thuốc vừa có tác
dụng trị khản tiếng vừa có tác dụng trị các bệnh viêm đường hô hấp trên giúp điều
trị cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh triệt để.
Trong y học cổ
truyền điều trị các bênh viêm đường hô hấp trên,, rẻ quạt được đánh giá cao về
tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên, khản tiếng,
mất tiếng. Thành phần của rẻ quạt bao gồm các chất flavonoid, isoflavonoid,
iridal-tritecpenoid trong thân rễ và benzoquinon, phenol trong hạt. Ngoài ra
trong thân rễ rẻ quạt còn có thành phần tectorigenin và tectoridin, chất
tectoridin khi vào cơ thể theo đường uống sẽ phân hủy thành tectorigenin có
tính kháng viêm rất mạnh.
Bên cạnh đó,
rẻ quạt đã được Tiến sĩ Lê Minh Hà cùng các cộng sự thuộc phòng hóa dược - Viện
Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện khoa học công nghệ Việt Nam đánh giá
tính an toàn và khả năng chống viêm qua việc tách chiết các thành phần và thử
nghiệm trên động vật thực nghiệm.
Do đó hiện nay nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng dòng sản
phẩm có nguồn gốc thảo dược với thành phần chính rẻ quạt được bào chế tiện sử dụng.
Đi đầu cho dòng sản phẩm này là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh với thành phần chính
là cây rẻ quạt kết hợp với nhiều dược liệu khác như: bán biên liên, sói rừng… tạo nên bài thuốc có tác
dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên, khản tiếng,
mất tiếng hiệu quả. Sản phẩm được các bác sĩ tai mũi họng đánh giá cao và nhiều
bệnh nhân sử dụng cho hiệu quả rất khả quan.
Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy cơ địa người bệnh.
Dưới
đây là chia sẻ của bác Phạm Văn Hộ về tác dụng trị khản tiếng của Tiêu Khiết Thanh:
Mới
đây năm 2016, Tiêu Khiết Thanh vinh dự được đứng trong "Top 100
sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em "
Thu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét