Học viện tai mũi họng – phẫu thuật đầu và cổ của
Mỹ (AAO – HNSF) lần đầu tiên phát hành hướng dẫn thực hành lâm sàng
quốc gia giúp các nhân viên y tế xác định và hỗ trợ bệnh nhân khắc
phục tình trạng khó nói, khản tiếng nhanh chóng. Hướng dẫn nhấn mạnh
việc kiểm soát chứng khó nói, khản tiếng và giáo dục bệnh nhân về
cách phòng các vấn đề của thanh quản dễ mắc phải.
Theo thống kê, khản tiếng, khó nói ảnh hưởng đến khoảng
20 triệu người ở Mỹ tại bất kỳ thời điểm nào trong đời. TS.BS Richard M.
Rosenfeld, một trong những tác giả của các hướng dẫn cho biết: "Ngoài các tác động đến sức khỏe và
chất lượng cuộc sống, khản giọng, khó nói còn ảnh hưởng đến công việc
của người bệnh".
"Hầu hết khản
giọng, khó nói thường không nguy hiểm và có thể được khắc phục nhanh
chóng, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng xuất hiện của một tình trạng nghiêm
trọng hơn đòi hỏi phải chẩn đoán và kiểm soát nhanh chóng", TS.BS Seth R. Schwartz nói. "Hướng dẫn mới này là nhằm tăng cường chẩn đoán, thúc đẩy điều trị
thích hợp, cải thiện kết quả, để mở rộng tư vấn và giáo dục về phòng ngừa
chứng khản tiếng, khó nói".
Khản tiếng thường phổ biến hơn ở phụ nữ (cao hơn nam giới
50%), trẻ em (từ 8-14 năm cao điểm), người già, và người làm nghề phải sử dụng nhiều
đến giọng nói (giáo viên, ca sĩ, tư vấn viên, giảng viên thể dục nhịp điệu). Một
cuộc khảo sát gần đây của AAO-HNS cho thấy gần một nửa số người bệnh không
nhận thức được rằng khản tiếng kéo dài có thể là một triệu chứng của bệnh ung
thư thanh quản, ung thư vòm họng. Nghiên cứu riêng biệt được trích dẫn
trong các hướng dẫn cũng cho thấy chỉ có 5,9% những người mắc khản tiếng tìm
cách điều trị.
Từ thực tế những bệnh nhân khản tiếng, khó nói không
được chăm sóc, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh có thể dẫn đến
những biến chứng nguy hiểm hơn, các hướng dẫn này ra đời nhằm mục đích giúp
cho tất cả các bác sĩ có khả năng chẩn đoán và kiểm soát tình trạng bệnh nhân
bị khản giọng, khó nói.
Khó
nói, khản tiếng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh
Một số điểm lưu ý trong hướng dẫn phòng ngừa và điều trị chứng khản tiếng, khó nói:
- Hầu hết, nhưng không phải tất cả, khản tiếng, khó nói
là kết quả sau một đợt cảm cúm, cảm lạnh và thường lành tính. Tuy
nhiên, đó cũng có thể là những dấu hiệu của chứng bệnh nguy hiểm
hơn như polyp thanh quản, hạt xơ dây thanh, ung thư dây thanh,…
- Soi thanh quản là một thủ thuật giúp xác định chính xác
nguyên nhân gây nên tình trạng khản tiếng, khó nói bằng hình ảnh và
thường sẽ được thực hiện nếu tình trạng khản tiếng kéo dài, khó nói
nhiều hoặc nếu nguyên nhân là không chắc chắn.
- Khản tiếng, khó nói cũng có thể là triệu chứng
của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, có thể có kèm theo các
triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng,…
- Các thuốc kháng sinh thường không được khuyến khích
trong các trường hợp khản tiếng, khó nói do virus, đau họng, cảm cúm, cảm
lạnh, hay do kích ứng với thời tiết, hơi khí hóa chất.
- Phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị chính cho
hầu hết khản tiếng, khó nói nhưng có thể được chỉ định cho những bệnh
nhân có khối u ở thanh quản hoặc tăng trưởng khác, chuyển động bất thường
của các dây thanh âm, hoặc âm thanh bất thường của các cơ dây thanh âm.
- Nguy cơ khản tiếng có thể được giảm thiểu bằng các
biện pháp phòng ngừa như uống đủ nước mỗi ngày, giữ ấm cơ thể đặc
biệt là vùng cổ, tránh các chất kích thích đặc biệt là khói thuốc
lá, sử dụng giọng nói đúng cách, hợp lý là những cách giúp ngăn
ngừa chứng khản tiếng, khó nói hiệu quả.
- Ngoài việc sử dụng phương pháp điều trị như trên,
người bệnh và những người có nguy cơ cao mắc các vấn đề về thanh
quản nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược
thiên nhiên giúp bảo vệ thanh quản và ngăn ngừa các triệu chứng khản
tiếng, khó nói hiệu quả mà không có tác dụng phụ. Điển hình trong
số các sản phẩm đó là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh có tác
dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng viêm
đường hô hấp mạn tính như khản tiếng, mất tiếng, khó nói,… Để hiểu rõ hơn về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh mời các bạn xem
video dưới đây:
Cô
Võ Thị Ngọc Nga (54 tuổi, nhà ở đường Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh,
Q.Tân Phú, TP.HCM) là giáo viên tiểu học đã nhiều năm nay. Cách đây 8
năm thì giọng cô bắt đầu bị khản tiếng, ù tai, đôi khi giọng khản đặc
như tiếng vịt kêu. Cô nhớ lại.
Khi lên lớp, có lúc cô nói không ra tiếng, giọng khản đặc khiến ảnh hưởng
rất nhiều đến công việc giảng dạy: “Môn Toán thì mình có thể nói bớt đi, nhưng
đặc biệt đối với môn chính tả thì hơi phải thật chuẩn để phát âm cho học sinh
nghe rõ nên những khi tắc tiếng thì cực khổ vô cùng. Lúc đó tôi phải nhờ em lớp
trưởng đọc cho các bạn nghe, hoặc có khi phải nhờ giáo viên khác hỗ trợ. Từ
khi bị bệnh, tôi mất tự tin và thấy rất buồn phiền” – Cô bộc bạch. Thật
may mắn, nhờ xem tivi biết đến Tiêu Khiết Thanh nên tháng 9-2013, khi bắt
đầu năm học mới, cô bắt đầu sử dụng sản phẩm: “Mỗi ngày tôi uống Tiêu Khiết
Thanh 3 lần (sáng, trưa và chiều), mỗi lần 2 viên sau khi ăn xong. Tôi uống
trong vòng khoảng 6-7 tháng, đến tháng 5/2014 thì dừng. Sau thời gian nghỉ hè
vào năm học mới, khi công tác giảng dạy trở lại, tôi bỗng nhận ra là mình
đã có thể nói chuyện lâu, giảng bài nhiều mà không bị khản giọng, tai
không còn ù. Tối ngủ cũng hết khó thở và nghẹt mũi. Tôi đánh giá bệnh
của mình đã cải thiện 80%- 90%. Tôi vui nhất là lấy lại sự tự tin
thoải mái khi giảng bài, giọng mình trở lại truyền cảm, dễ nghe,
học trò dễ tiếp thu, cảm giác sung sướng lắm!”- Cô cho biết.
Để được tư vấn trực tiếp
và có những lời khuyên tốt nhất cho những vấn đề liên quan đến khản tiếng,
mất tiếng, viêm thanh quản, bạn có thể gọi đến số điện thoại 04.38461530 (miền
Bắc) hoặc 08.62647169 (miền Nam) hoặc truy cập website: khantieng.vn để được
nghe tư vấn trực tiếp.
Lý Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét