Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng khó nói?

Thanh quản gồm có 3 chức năng chính đó là chức năng hô hấp, chức năng phát âm và chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới. Chức năng phát âm là chức năng có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội vì nó góp phần căn bản vào việc tạo giọng nói, để con người có thể giao tiếp với nhau. Do vậy, mọi bất thường về giọng nói như khó nói, khản giọng, mất tiếng… có nguyên nhân chủ yếu liên quan đến những thay đổi của thanh quản, một số trường hợp là do nguyên nhân thần kinh ở vùng vỏ, dưới vỏ não, khí phế quản, họng, mũi, xoang, lưỡi, răng, môi.


Khó nói do nhiều nguyên nhân như viêm thanh quản, liệt thanh quản, …

Các nguyên nhân gây nên tình trạng khó nói

-         Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên những bất thường về âm thanh như khó nói, khản tiếng, mất tiếng chủ yếu có liên quan đến các bệnh lý của thanh quản như viêm thanh quản cấp và mạn tính, hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, ung thư thanh quản… hoặc các bệnh lý liên quan đến họng, mũi, xoang, lưỡi, môi. Dưới tác động của luồng khí từ phổi đi lên,  làm dây thanh rung động hai dây thanh và tạo ra âm thanh. Khi phát âm hai dây thanh khép lại gần sát nhau và rung lên. Tần số âm thanh phát ra phụ thuộc vào độ dày, độ dài và độ căng của dây thanh. Âm thanh từ thanh quản đi lên qua họng, hốc mũi, các xoang cạnh mũi, màn hầu, lưỡi hốc miệng và môi sẽ trở thành giọng nói. Vì vậy, nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến các cơ quan này đều có thể gây ảnh hưởng đến giọng nói với các biểu hiện như khó nói, khản tiếng, mất tiếng,… được thấy rõ rệt nhất là trong các bệnh lý như viêm thanh quản mạn tính, hạt xơ dây thanh, ung thư thanh quản...
-         Do nguyên nhân thần kinh ở vùng vỏ não và dưới vỏ não sẽ gây bất thường về cử động của dây thanh. Thường là bất thường một bên dây thanh, thường kèm theo tổn thương dây X, dây lưỡi – họng và thần kinh dưới lưỡi và khu trú ở vùng hành tủy. Các dây thanh ở các tư thế khác nhau trong khi hoạt động hoặc bị liệt gây nên tình trạng khó nói, giọng đôi, khản tiếng, mất tiếng…
-         Nguyên nhân do khí – phế quản: Khí – phế quản cũng góp phần vào chức năng phát âm của thanh quản, bởi dưới áp lực của luồng không khí đi lên từ phổi qua phế quản, khí quản đến thanh môn làm cho hai dây thanh rung động và phát ra âm thanh. Nên chức năng phát âm của thanh quản phụ thuộc chủ yếu vào luồng khí từ phổi lên qua đường dẫn phế, khí phế quản đến thanh môn. Vì vậy, khi có bất thường ở khí – phế quản làm ảnh hưởng tới luồng khí từ phổi đi lên sẽ ảnh hưởng đến chức năng phát âm của thanh quản gây ra các biểu hiện như khó nói, khản tiếng, mất tiếng, khó thở…
Để có hướng xử trí kịp thời, hiệu quả các triệu chứng như khó nói, khản tiếng, mất tiếng… cần phải tìm được nguyên nhân gây nên tình trạng đó và có hướng xử trí nguyên nhân đó thì các triệu chứng như khó nói, khản tiếng, mất tiếng sẽ được khắc phục. Hiện nay, ngoài các biện pháp điều trị bằng tây y, các bác sỹ còn kết hợp với các thuốc đông y để tăng hiệu quả điều trị. Với các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên đặc biệt là các trường hợp mạn tính, sản phẩm được ưu tiên sử dụng đó là Tiêu Khiết Thanh với thành phần từ các thảo dược như cao rẻ quạt, cao bán biên liên, cao bồ công anh, cao sói rừng. Có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm họng, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng… Năm 2015, Tiêu Khiết Thanh nhận được nhiều giải thưởng lớn như: Top 100 sản phẩm – dịch vụ Tin & Dùng Việt Nam 2015 và “ Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015”.



 
Tiêu Khiết Thanh vinh dự nhận giải thưởng “ Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam”

Để được tư vấn chi tiết hơn về các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản hãy gọi đến số điện thoại 04.38461530 (miền Bắc) hoặc 08.62647169 (miền Nam) để được các chuyên gia giải đáp.
Thu Hoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét